na
Tham luận tại đại hội
Phát triển hệ thống giao thông tỉnh Hải Dương đồng bộ, hiện đại thúc đẩy kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến 2035

Tham luận của đồng chí Lê Quý Tiệp, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải

Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 trình Đại hội hôm nay. Được sự cho phép của Đoàn Chủ tịch, sau đây tôi xin tham luận để làm sâu sắc thêm nội dung: “Phát triển hệ thống giao thông tỉnh Hải Dương đồng bộ, hiện đại thúc đẩy kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến 2035”.
 
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Nhận thức rõ vai trò của giao thông vận tải trong phát triển kinh tế - xã hội, trong nhiệm kỳ qua, phát triển hệ thống giao thông luôn được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh quan tâm đầu tư phát triển mạnh mẽ; nhiều dự án, công trình được đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp với quy mô đồng bộ, hiện đại, mang tính đột phá như: Đường trục Bắc - Nam, đường 62m kéo dài đến nút giao Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Mây… cùng với các dự án mang tính kết nối tỉnh như: Dự án cầu Triều kết nối thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh với thị xã Kinh Môn; dự án cầu Dinh kết nối huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng với thị xã Kinh Môn; dự án cầu Quang Thanh kết nối huyện An Lão, thành phố Hải Phòng với huyện Thanh Hà; dự án kết nối huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên với huyện Cẩm Giàng...Việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn cũng cơ bản hoàn thiện trên địa bàn tỉnh, từ năm 2015 đến nay hỗ trợ đầu tư xây dựng được 2.437 km đường giao thông nông thôn các loại, góp phần quan trọng vào hoàn thành vượt mục tiêu 100% xã được công nhận nông thôn mới.
 
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 tới đây, để hoàn thành mục tiêu: “Huy động đa dạng các nguồn lực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, đô thị thông minh và nông thôn mới kiểu mẫu” là một trong ba đột phá chiến lược, Sở Giao thông vận tải xin tham luận và đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau:
 
Thứ nhất, hoàn thiện quy hoạch đồng bộ, hiện đại đảm bảo liên thông tổng thể phù hợp với địa phương: 
Với trên 12.000 km đường bộ các loại, trên 400 km đường thủy nội địa và trên 60 km đường sắt. Hiện nay, thực hiện Luật Quy hoạch năm 2017, tỉnh ta đang triển khai lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó quy hoạch phát triển giao thông vận tải là một thành phần quan trọng. Để đạt mục tiêu hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược, đồng bộ, hiện đại đảm bảo liên thông tổng thể cần định hướng phát triển hệ thống giao thông phù hợp với định hướng tổ chức không gian lãnh thổ Hải Dương trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về địa lý nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; rà soát quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2011 - 2020, xem xét mạng lưới tuyến, đánh giá tuyến đường nào trọng yếu cần tiếp tục thực hiện, loại bỏ các tuyến không đáp ứng yêu cầu và bổ sung các tuyến đường đảm bảo điều kiện để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, liên thông giữa các loại hình vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; kết nối hệ thống đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh với các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Thứ hai, đầu tư nâng cấp mạng lưới đường tỉnh, dự án kết nối vùng tỉnh đồng bộ, hiện đại đảm bảo phát triển liên thông:
Trên cơ sở hoàn thiện đồng bộ, hiện đại quy hoạch với tầm nhìn đến năm 2035, 2050; trong đó giai đoạn 2020 - 2025, đầu tư nâng cấp trọng tâm vào hệ thống đường tỉnh (đã được đầu tư xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp, mãn tải không đáp ứng được lượng phương tiện ngày càng gia tăng); trong đó đầu tư các tuyến, đoạn tuyến để tăng quy mô như: Cải tạo nâng cấp đường tỉnh 389 đoạn Km0 - Km9+390 thành đường cấp III để kết nối liên thông từ QL18 qua cầu Triều, cầu Mây đến QL5; Cải tạo nâng cấp đường tỉnh 390 đoạn Km31 - Km37+500 và cầu Hợp Thanh tương ứng đường cấp III để kết nối liên thông từ QL19 qua cầu Quang Thanh, cầu Hợp Thanh, thị trấn Thanh Hà ra QL5; Cải tạo nâng cấp đường tỉnh 392 đoạn Km15 - Km30+300 thành đường cấp III để kết nối liên thông từ QL38 qua ngã từ Bóng QL38B, trục Bắc Nam ra QL37; Nâng cấp đường tỉnh 391 lên cấp III để kết nối liên thông từ QL10 về thành phố Hải Dương ra QL5,...
Xây dựng các tuyến kết nối, tuyến mới như: Đường trục Bắc Nam huyện Thanh Miện phục vụ cho phát triển công nghiệp khu vực phía Nam của tỉnh; đường tỉnh 397 kết nối tỉnh Bắc Ninh với QL37 (đầu cầu Bình - cầu Kênh Vàng); đường tỉnh 392 kéo dài (kết nối thị trấn Tứ Kỳ đến đường dẫn đầu cầu Quang Thanh đi Hải Phòng); đường tỉnh 394B (kết nối QL5 với đường tỉnh 392); đường tỉnh 386 (tỉnh Hưng Yên) kết nối với đường tỉnh 396 (tỉnh Hải Dương); Đường dẫn đầu cầu Dinh,...
Thứ ba, huy động đa dạng các nguồn lực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại:
Thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, như:
- Huy động nguồn lực từ nhân dân: Trong các dự án, kinh phí giải phóng mặt bằng thường rất lớn so với chi phí xây dựng, do đó việc huy động nguồn lực từ việc tuyên truyền, vận động và sự ủng hộ của nhân dân tự nguyện hiến đất giải phóng mặt bằng là một nguồn lực vô cùng quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ hiện đại…(việc huy động này, đã được thành phố Chí Linh thực hiện hết sức hiệu quả trong thời gian qua).
- Huy động nguồn lực từ Trung ương và hợp tác từ các tỉnh bạn: Đối với các dự án xây dựng mới, dự án kết nối vùng tỉnh đề nghị sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, nguồn vốn hợp tác xây dựng với các tỉnh kết nối (thời gian qua thì một loại dự án đã huy động được từ nguồn lực này như dự án cầu Triều, cầu Dinh, cầu Quang Thanh…).
- Huy động nguồn lực từ tỉnh, huyện: Đối với các dự án cải tạo nâng cấp hệ thống đường tỉnh; dự án giao thông xây dựng các tuyến mới; dự án giao thông trọng điểm, kết nối giao thông tỉnh Hải Dương với các tỉnh, thành phố giáp ranh sẽ huy động nguồn vốn từ ngân sách tỉnh; ngân sách huyện huy động đối với các đoạn qua khu vực nội thị các thị trấn, thành phố, thị xã và các đoạn tuyến mới của địa phương.
+ Huy động nguồn lực xã hội hóa: Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, việc huy động các nguồn lực đầu tư từ xã hội là hết sức quan trọng; tiếp tục phương châm “Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, vốn ngân sách đóng vai trò dẫn dắt và chỉ đầu tư vào những khu vực mà tư nhân không thực hiện để thu hút nhiều nhà đầu tư thực hiện các dự án PPP (trong thời gian qua, công trình trọng điểm về giao thông theo hình thức đối tác công - tư đã được triển khai như: Đường dẫn phía Bắc cầu Hàn đến quốc lộ 37, đường 62m… mang lại hiệu quả cao)
Thứ tư, các giải pháp để thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại:
Với việc xác định cụ thể danh mục đầu tư và nguồn vốn huy động giúp việc triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng rút ngắn được quá trình thực hiện, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng là một nội dung hết sức quan trọng, cần phải có chủ trương, chính sách, hành lang pháp lý đơn giản, gọn nhẹ. Sở Giao thông vận tải xin đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại như sau:
- Rút ngắn thời gian làm các thủ tục đầu tư bằng việc sớm xác định sự cần thiết đầu tư và lựa chọn tư vấn 01 lần cho các bước: Chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Hiện nay, theo Luật đầu tư công, các thủ tục từ khi lập chủ trương đầu tư đến khi khởi công xây dựng cần phải thực hiện khoảng 165 thủ tục (không kể giải phóng mặt bằng). Do vậy, thông thường cần thời gian chuẩn bị từ 09 tháng đến một năm; đối với các công trình cấp I, cấp đặc biệt còn phải có thêm ý kiến thẩm định của các Bộ, ngành Trung ương nên thời gian chuẩn bị đầu tư sẽ phải dài hơn khoảng từ 03 tháng đến 06 tháng. Để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư cần:
+ Xác định danh mục và thời gian chuẩn bị đầu tư, thời gian hoàn thành công trình trong quy hoạch chiến lược và quy hoạch giao thông của tỉnh;
+ Các chủ đầu tư cần xây dựng chi tiết kế hoạch triển khai dự án làm căn cứ để thực hiện và kiểm điểm tiến độ;
+ Lựa chọn Tư vấn 01 lần để lập: Chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.
- Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng song song với thời gian làm các thủ tục đầu tư để có mặt bằng sạch thi công ngay sau khi hoàn thành các thủ tục.
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án, công tác tư vấn và thi công phù hợp với quy mô, tính chất của từng dự án. Dự án đầu tư xây dựng Trục Bắc - Nam, dự án đường 62m kéo dài đến Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dự án đầu tư xây dựng Cầu Mây.. là những công trình trọng điểm của tỉnh hoàn thành vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng. Quyết định đến kết quả này có thể thấy rõ vai trò của công tác quản lý dự án, năng lực của Nhà thầu tư vấn và Nhà thầu thi công là hết sức quan, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá trị và tiến độ thi công xây dựng công trình. Do vậy, nâng cao năng lực quản lý dự án và lựa chọn Nhà thầu tư vấn, Nhà thầu thi công chuyên nghiệp, phù hợp với quy mô, tính chất dự án thông qua các giải pháp về đấu thầu là những điều kiện tiên quyết quyết định đến hiệu quả đầu tư xây dựng.
 
Là những người: “Đi trước mở đường” trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, ngày nay mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động Ngành Giao thông vận tải Hải Dương tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, luôn năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm góp phần phát triển hạ tầng giao thông đi trước một bước, chung tay cùng Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đề ra.
Các tin mới hơn
Xây dựng, phát triển hạ tầng, dịch vụ công nghệ thông tin, chính quyền điện tử đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0(22/10/2020)
Khơi dậy khát vọng phát triển, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc(22/10/2020)
Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo ngay từ cơ sở(22/10/2020)
Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương(22/10/2020)
Giải pháp nâng cao hoạt động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế(22/10/2020)
Các tin cũ hơn
Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững(21/10/2020)
Các giải pháp phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, góp phần đưa Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025”(21/10/2020)
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế(21/10/2020)
Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược cải cách tư pháp trong giai đoạn mới(21/10/2020)
Xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân (QPTD) gắn kết với nền an ninh nhân dân (ANND), thế trận lòng dân gắn với thế trận QPTD, thế trận ANND(21/10/2020)
na
Những kinh nghiệm rút ra qua nhiệm kỳ 2015-2020: Bài cuối: Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành
Tinh thần quyết liệt, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành và “đeo bám” đến cùng mục tiêu đã đề ra là kinh nghiệm quý sẽ tiếp tục được phát huy trong nhiệm kỳ tới.
na
na
na
na
na
Liên kết website