na
Tham luận tại đại hội
Xây dựng thành phố Hải Dương đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị xanh, thông minh, hiện đại, thân thiện, an toàn

Tham luận của đồng chí Trần Hồ Đăng, Chủ tịch UBND thành phố Hải Dương

Được sự cho phép, tôi xin trình bày tham luận với chủ đề “Xây dựng thành phố Hải Dương đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị xanh, thông minh, hiện đại, thân thiện, an toàn”.
 
Trước hết tôi bày tỏ quan điểm nhất trí với các nội dung báo cáo trình tại Đại hội. Đối với công tác phát triển đô thị của tỉnh nói chung và xây dựng phát triển thành phố Hải Dương nói riêng, các văn kiện trình tại Đại hội đã có đánh giá và định hướng phát triển rõ nét.
 
Đối với thành phố Hải Dương, xác định rõ vị thế vai trò của thành phố là đô thị trung tâm của tỉnh, trung tâm văn hóa Xứ Đông, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh, đang đứng trước cơ hội, thách thức lớn; sứ mệnh và yêu cầu lịch sử tất yếu phải bứt phá phát triển mạnh mẽ. Bước vào thập niên mới, thành phố đặt ra quyết tâm xây dựng đô thị Hải Dương bước lên tầm cao mới, trở thành một đô thị hiện đại, có bản sắc, chất lượng cuộc sống ngày càng được cao.
Từ mong muốn và quyết tâm ấy, trong quá trình chuẩn bị Đại hội, xây dựng văn kiện Báo cáo chính trị trình Đại hội, thành phố đã thực sự cầu thị lấy ý kiến tham gia rộng rãi của cán bộ, đảng viên và nhân dân, mời hội thảo ý kiến của các nhà khoa học, một số bộ, ngành Trung ương, các sở, ngành của tỉnh.
 
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã tiếp thu chọn lọc, thảo luận kỹ lưỡng và nhận định rõ: Thành phố Hải Dương có lợi thế tự nhiên ưu đãi, nhiều sông hồ, môi trường sống trong lành; vị trí địa lý là tọa độ trung tâm vùng kinh tế nông nghiệp, công nghiệp của cả vùng tỉnh, cách Hà Nội, Hải Phòng trên dưới 1 giờ xe chạy; được quy hoạch trong vùng Thủ đô Hà Nội, quy hoạch đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng; nằm trong tam giác trọng điểm kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Sự kiện nâng cấp, công nhận Đô thị loại I và mở rộng địa giới hành chính thành phố vào năm 2019 đã mở ra thời cơ lớn và động lực mạnh mẽ thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển cho thành phố và toàn tỉnh.
 
Tuy nhiên trong thực tế việc khai thác những tiềm năng, thế mạnh đó vẫn ở mức khiêm tốn, giao thương đi lại còn nhiều bất cập, còn tồn tại những điểm nghẽn, điểm đứt quãng, ùn tắc về giao thông, ách tắc về thủ tục hành chính làm giảm độ hấp dẫn đầu tư, thu hút những hợp đồng lớn, những dự án lớn về với thành phố, về với tỉnh, làm mất đi những cơ hội, những động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
 
Hình ảnh thành phố đây đó còn phải nghe những lời nhận xét: đô thị chưa có bản sắc (không gian xanh hạn chế, ô nhiễm môi trường, nước thải, khói bụi, ngập úng, rác thải tồn đọng), đô thị đi qua, thành phố trượt, thành phố vùng giao thoa...
Từ thực tiễn khách quan, nhìn ra các đô thị trong và ngoài nước, phân tích các điểm mạnh - yếu, cơ hội - thách thức, thành phố đã lựa chọn mục tiêu định hướng chủ đạo xây dựng đô thị Hải Dương đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị xanh, thông minh, thân thiện, an toàn. Đích hướng tới cụ thể là hình ảnh 1 đô thị nhiều màu xanh, nhiều không gian mặt nước, môi trường sống trong lành; có nhiều công trình kiến trúc đẹp, giao thông thuận tiện, đường phố trật tự, gọn gàng, sạch sẽ, thân thiện với môi trường. Tổ chức, công dân và Chính quyền các cấp cùng chung tay quản lý, xây dựng, phát triển thành phố.
 
Để đạt các mục tiêu đó thành phố đã đề ra nhiều giải pháp, xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội gồm nhiều nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá, đổi mới, sáng tạo, trong đó có các nội dung trọng tâm sau:
 
Trước hết, về công tác quy hoạch:
Thành phố hiện đang thực hiện việc điều chỉnh Quy hoạch chung sau khi nâng cấp đô thị loại I và mở rộng địa giới hành chính. Với điểm nhấn là quy hoạch trục cảnh quan sinh thái hai bên sông Thái Bình, Quy hoạch tái thiết khu trung tâm thành phố, Quy hoạch các khu sinh thái vùng ngoài tạo các vành đai xanh cho đô thị. Trong 5-10 năm tới, các mảng xanh công viên, mặt nước sẽ được hình thành và lan rộng; diện mạo, vóc dáng các công trình kiến trúc đẹp sẽ dần được nhân lên theo thời gian và các đồ án Quy hoạch chất lượng tốt.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tiễn, các Dự án lớn trong các vùng Quy hoạch trọng điểm nhất thiết phải lựa chọn cho được những Nhà đầu tư có tiềm lực, từ đó mới có thể xây dựng được những công trình, những khu đô thị xứng tầm hiện đại. Trong trường hợp này việc chọn nhầm Nhà đầu tư nhỏ, kém năng lực, nặng về hiệu quả kinh tế sẽ có nguy cơ phá hỏng cả một đồ án hay một chương trình lớn đã được dày công hoạch định. Khi đó những bản vẽ quy hoạch chỉ có giá trị trưng bày cho đẹp mà thôi.
 
Thứ hai, về xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng thành phố xanh:
Thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư các dự án trọng điểm nhằm mục đích tạo ra sự đột phá phát triển kinh tế - xã hội gồm các công trình: Đường vành đai 1 qua các xã Liên Hồng, Gia Xuyên, Ngọc Sơn; Dự án cầu vượt nút giao đường Ngô Quyền với Quốc lộ 5; Dự án cầu vượt sông Thái Bình nối dài phố Bùi Thị Xuân; mở thông các tuyến đường Tuệ Tĩnh, Vũ Công Đán theo quy mô đã quy hoạch; Thực hiện dự án chống ngập úng và xử lý nước thải cho khu vực phía Tây thành phố và vùng kẹp giữa đường sắt và Quốc lộ 5; Dự án Khu đô thị trung tâm thành phố. Các dự án này đã được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 trong phiên làm việc với thành phố cuối tháng 9 vừa qua... sẽ tạo ra các trục cảnh quan xanh, công trình điểm nhấn, tạo vóc dáng và tầm cao mới cho đô thị.
Về vấn đề phát triển hệ thống cây xanh đô thị, thành phố hiện đang xây dựng Đề án cải tạo phát triển hệ thống cây xanh, chiếu sáng đô thị với mục tiêu đặt ra: phủ xanh đường phố, từng bước thay thế, đưa ra trồng mới các loại cây đô thị có tiêu chí xanh bốn mùa, cây có hoa đẹp, cành và rễ ít ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật tạo đặc trưng đô thị. Để đạt yêu cầu đặt ra, thành phố đang quy hoạch các khu vực vườn ươm lớn, ươm cây theo danh mục loại cây, hoa được nghiên cứu chọn lọc; đồng thời định hướng, tuyên truyền vận động cơ quan, doanh nghiệp, trường học, các tầng lớp nhân dân tham gia trồng, bảo vệ chăm sóc cây xanh, người dân có thể bỏ chi phí mua cây, trồng và chăm sóc cây theo hướng dẫn của cơ quan quản lý.
Mục tiêu đặt ra trong thời gian 5 - 10 năm tới, với cách làm như vậy, hệ thống cây xanh sẽ phát triển lan rộng tại các khu tái thiết trung tâm thành phố, các công viên lớn được hình thành đồng bộ với các khu đô thị mới, khu sinh thái hai bên sông Thái Bình, các trục giao thông cảnh quan được đầu tư theo kế hoạch... Chắc chắn sẽ làm thay đổi diện mạo, hình ảnh đô thị xanh - hiện đại - thân thiện với môi trường, điểm đến thu hút đầu tư. Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho cả vùng tỉnh như Quy hoạch kỳ vọng.
 
Thứ ba, về công tác quản lý: Xuất phát từ thực tiễn quản lý còn nhiều bất cập trong quản lý đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, giải quyết thủ tục hành chính, xây dựng đô thị văn minh...
Thành phố đang xây dựng và triển khai 7 Đề án trên các lĩnh vực Kinh tế, Văn hóa, Quản lý đô thị bao gồm:
- Đề án xây dựng Đô thị thông minh với nội dung chính là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, đô thị; đồng thời thiết lập cơ chế quản lý điều hành có sự tham gia của người dân, khai thác vận hành trên môi trường mạng thông qua Trung tâm điều hành đô thị thông minh đặt tại Trụ sở HĐND-UBND thành phố. Quyết tâm xây dựng Đô thị thông minh được xác định cùng với quyết tâm cải cách hành chính, cải cách TTHC, lấy mục tiêu xây dựng chính quyền phục vụ, trọng dân, vì dân, lấy người dân làm trung tâm tham gia quản lý, giám sát làm nền tảng phát triển đô thị. Trước mắt, thành phố đang xây dựng và triển khai kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phục vụ người dân, doanh nghiệp từ tháng 11/2020.
- Tiếp đến là các Đề án:
+ Đề án “Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý hạ tầng đô thị”;
+ Đề án “Cải tạo phát triển hệ thống cây xanh, chiếu sáng và tổ chức giao thông đô thị”;
+ Đề án “Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch và phát triển thị trường nông sản sạch”;
+ Đề án “Quản lý hệ thống biển hiệu, bảng quảng cáo ngoài trời, đáp ứng yêu cầu xây dựng đô thị văn minh, giai đoạn 2020-2025”;
+ Đề án “Phân loại và xử lý rác thải tại nguồn”
+ Đề án “Thí điểm tổ chức, sắp xếp vị trí đỗ xe có thu phí trong khu vực trung tâm thành phố”.
Cả 7 Đề án đều có tên gọi thể hiện rõ nét nội dung, giải pháp và cách làm cụ thể hướng tới xây dựng một đô thị có bản sắc: xanh - thông minh - hiện đại - thân thiện - an toàn.
 
Với những thành tựu đạt được và vị thế tiềm lực của đô thị loại I, thành phố Hải Dương đang đứng trước thời cơ lớn để phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò đầu tàu, động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh. Nhưng cũng song hành cùng khá nhiều khó khăn, thách thức. Với những thành tựu, xu thế phát triển tất yếu khách quan, cá nhân tôi có niềm tin sâu sắc: khi có sự lãnh đạo tập trung của Trung ương và tỉnh (mà thành phố đã có bài học kinh nghiệm từ Nghị quyết 09 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khởi xướng phát triển, thành phố đã đặt quyết tâm, lộ trình xây dựng đạt đến mục tiêu được công nhận đô thị loại I, có tầm vóc, vị thế như hôm nay). Cùng với sự phối hợp, hỗ trợ của các sở ngành và quyết tâm nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, nhất định sẽ thực hiện được mục tiêu xây dựng thành phố Hải Dương xanh - thông minh - hiện đại - thân thiện - an toàn, đô thị trung tâm giàu mạnh của tỉnh Đông văn hiến.
Các tin mới hơn
Xây dựng, phát triển hạ tầng, dịch vụ công nghệ thông tin, chính quyền điện tử đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0(22/10/2020)
Khơi dậy khát vọng phát triển, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc(22/10/2020)
Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo ngay từ cơ sở(22/10/2020)
Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương(22/10/2020)
Giải pháp nâng cao hoạt động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế(22/10/2020)
Các tin cũ hơn
Giải pháp tăng cường tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao thu nhập của nông dân tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2025(21/10/2020)
Một số giải pháp tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2025(21/10/2020)
Giải pháp quy hoạch, thu hút đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), theo hướng đồng bộ, hiện đại giai đoạn 2020 - 2030(21/10/2020)
Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, huy động hợp lý các nguồn thu ngân sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025" (21/10/2020)
Cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng bền vững; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngân sách của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025(21/10/2020)
na
Những kinh nghiệm rút ra qua nhiệm kỳ 2015-2020: Bài cuối: Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành
Tinh thần quyết liệt, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành và “đeo bám” đến cùng mục tiêu đã đề ra là kinh nghiệm quý sẽ tiếp tục được phát huy trong nhiệm kỳ tới.
na
na
na
na
na
Liên kết website